Tem nhãn luôn cần thiết cho sản phẩm hàng hóa. Có nhiều chất liệu để và kỹ thuật để in ấn tem nhãn. Phương pháp này bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và dễ dàng áp dụng hơn dưới nhiều loại hàng hóa.
Mẫu decal giấy sử dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau
Decal có khả năng hiển thị hình ảnh rõ ràng cùng độ bám chắc và đa dạng trên nhiều chất liệu, bề mặt như cửa kính, nhựa mica, giấy, hay các vật phẩm sử dụng thực tế như chai, lọ, hũ, hộp,… Lớp keo dày hơn nhiều so với các chất liệu có keo khác như PP, backlit film.
Đặc biệt, với cấu tạo chính từ giấy và màng phủ bên ngoài, khả năng in ấn của chất liệu decal được đảm bảo với tính ăn mực và hiển thị chính xác hình ảnh, màu sắc thông tin được đặt in như tên công ty, hình ảnh, màu sắc của logo, hình minh họa sản phẩm.
In tem nhãn mác cho mỹ phẩm hàng hóa
Đặc biệt, khả năng dán trên các bề mặt cong, bề mặt gấp khúc như ly, chai nhựa thông thường phù hợp cho việc đựng những sản phẩm mới có mặt trên thị trường. In decal giấy làm tem nhãn được thực hiện trên máy in phun kỹ thuật số khổ nhỏ, thường là khổ giấy là A3 hoặc A4. Hình ảnh file đặt in được dàn trên bề mặt cần in với kích thước yêu cầu và được thực hiện in ấn trực tiếp lên bề mặt.
Công đoạn sau in ấn tem nhãn mác
In decal giấy làm tem nhãn không cán màng thường được thực hiện bằng công nghệ in offset. Tuy nhiên công nghệ in này chỉ phù hợp với các đơn vị có sản phẩm nhiều và đa dạng vì số lượng in ấn tối thiểu là 10.000 con tem nhãn. Nếu là đơn vị sản xuất nhỏ lẻ (tầm khoảng 500 – 1000 con tem nhãn), bạn nên áp dụng phương pháp kỹ thuật số để tiết kiệm thời gian in ấn và chi phí.
Để đảm bảo chất lượng cho tem nhãn, khi in xong tem decal thường được gia công cán màng bóng hoặc mờ. Với cán màng bóng bạn sẽ tạo cho tem nhãn của mình sự bóng bẩy mới mẻ, tuy nhiên tem sẽ bị chói, bề mặt bóng lưỡng khó đọc. Nếu cán màng mờ tạo cảm giác sản phẩm sang trọng hơn, bởi hình ảnh trầm, dễ quan sát và hiển thị rõ nét.
EmoticonEmoticon